Bước vào cánh cổng đại học là một sự thành công, là dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người. Sau một thời gian nhiều người lại cảm thấy chán nản với việc học ở môi trường này và thấy nó không giống như những gì đã nghĩ trước đây.
Dưới đây là những điều giúp sinh viên có thể học tập tốt ở trường đại học.
Giáo dục là một đặc ân
Đi học ở bậc đại học, kiến thức nặng hơn so với THPT, điểm số và những bài kiểm tra trên lớp luôn làm cho bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi và áp lực. Nhưng hãy nhớ rằng, trên thế giới này không phải ai cũng được hưởng quyền giáo dục giống nhau mà chỉ có một bộ phận nhỏ mới có khả năng và điều kiện để đi học đại học. Chỉ có con đường này mới giúp bạn trang bị đầy đủ các kỹ năng và kiến thức để có thể mở ra những cánh cửa rộng lớn thay đổi cuộc đời bạn sau này.
Đừng cố gắng quá mức theo đuổi những điều vô nghĩa
Một khi đã xác định được mục tiêu học tập và có động lực cao việc đạt được điểm số tốt là một điều dễ dàng. Nhưng chỉ tập trung vào điểm số thì chưa đủ vì nó cỉ là một phần để đánh giá kết quả học tập mà thôi. Điều quan trọng bạn nên làm đó là nhận ra mình đang đứng ở đâu trong quá trình khám phá kiến thức để từ đó có xây dựng những kế hoạch phù hợp hơn cho sau này.
Đừng tự ti, hoài nghi bản thân
Tình trạng “cả thèm chóng chán” diễn ra phổ biến. Ước mơ vào địa học nhưng sau khi thực hiện được rồi lại đặt ra những câu hỏi hết sức vô nghĩa như có lẽ trường này không phù hợp với mình hay ở đây mình học được những gì? Thật ra, đây là một hiện tượng tâm lý bình thường vì chưa xác định được mục tiêu và đọng cơ học tập rõ ràng. Đừng cho phép điều này trở thành những cản trở khiến bạn cảm thấy chán nản ở môi trường đại học. Quan trọng là hãy mạnh mẽ và tìm cách chống lại cảm giác mặc cảm giúp bản thân tự tin nắm bắt được những cơ hội trong cuộc sống.
Hãy học cách quản lý thời gian
Nhiều bạn tốn quá nhiều thời gian vào game hay Facebook…mà không chú ý đến việc học. Kết quả sa sút là khiến bạn chán nản là điều đương nhiên. Hãy lập danh sách các công việc cần làm, chia thời gian cụ thể và tập trung hoàn thành tốt các công việc đã được phân chia. Điều này sẽ giúp bạn làm việc có tổ chức và quy củ hơn.
Nên nhớ bạn không chỉ có một mình
Ai đi học xa nhà cũng phải chịu nhiều áp lực từ tài chính, tình yêu, học hành, điểm số… Mỗi khi cảm thấy chán nản hãy nhớ rằng chủ động tìm đến bạn bè, thầy cô thân thiết hoặc các tổ chức xã hội…để giúp bản thân được giải tỏa và cân bằng lại cuộc sống.