Friday , 26 April 2024
Trang chủ » Hướng nghiệp » Nếu học kỹ thuật chế biến món ăn ra làm gì?

Nếu học kỹ thuật chế biến món ăn ra làm gì?

Bạn biết rằng nghề bếp đang là một ngành học hot. Và bạn cũng có đam mê nấu nướng muốn theo học ngành kỹ thuật chế biến món ăn. Nhưng bạn lại chưa biết nếu học kỹ thuật chế biến món ăn ra làm gì? Mọi người thường nói đầu bếp học xong dễ có việc làm lại làm được ở nhiều công đoạn vị trí. Liệu có đúng hay không? Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Phụ bếp

Những sinh viên mới ra trường có thể dễ dàng xin vào làm việc ở vị trí phụ bếp. Công việc của nhân viên phụ bếp là sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị gia vị, chén đĩa để trang trí món ăn… Bạn cần phải làm việc chăm chỉ, nhiệt tình với tinh thần ham học hỏi để nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn. Trong thời gian làm phụ bếp nếu biết học hỏi chỉ 1 – 2 năm sau hoặc nhanh hơn là bạn có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn.

Nếu học kỹ thuật chế biến món ăn ra làm gì?

Pantry Chef

Luôn làm việc với dao tỉa  hoa quả đó là vị trị Pantry Chef. Có thế mạnh trong việc cắt tỉa hoa quả, trang trí món ăn, bạn có thể xin vào làm việc với vị trí này . Nhiệm vụ của vị trí công việc này là phụ trách việc chuẩn bị, chế biến các món ăn cần giữ lạnh như: salad, món kem, các loại hoa quả tráng miệng…

Rotisseur (Meat cook)

Rotisseur là vị trí vô cùng phù hợp cho những bạn trẻ yêu thích những món ăn từ thịt và các loại thịt. Bạn cần phải am hiểu từng loại thịt để biết cách sơ chế, tẩm ướp và chế biến thịt thì sẽ đủ điều kiện làm việc ở vị trí này.

Entremetier (Vegetable cook)

Đây là vị trí phụ trách việc chuẩn bị, chế biến các món khai vị nóng, các món rau, món trứng… Nhiệm vụ cụ thể khi làm việc ở vị trí này khá đa dạng vì nó còn phụ thuộc vào yêu cầu của từng món ăn khác nhau.

Nếu học kỹ thuật chế biến món ăn ra làm gì?

Poissonier (Fish cook)

Nếu bạn có thế mạnh trong việc chế biến những món ăn từ cá, hải sản thì hãy ứng tuyển vào vị trí Poissonier. Công việc này cần có sự am hiểu về đặc điểm của từng loại cá, hải sản để có những cách sơ chế và chế biến thành món ăn có hương vị tươi ngon nhất. Đặc biệt ở những nhà hàng Nhật thì yêu cầu tuyển dụng vị trí này khá cao. Do món ăn Nhật có món sashimi và sushi rất nổi tiếng nên bạn cần phải có khả năng dùng dao thật chuyên nghiệp.

Saucier (Người làm nước sốt)

Một phần không thể thiếu trong một món ăn ngon đó là nước sốt. Vị trí Saucier hoàn toàn thích hợp để bạn thực hiện được đam mê này. Nhiệm vụ chính sẽ là chế biến tất cả các loại nước sốt, nước chấm để ăn kèm với các món ăn.

Nếu học kỹ thuật chế biến món ăn ra làm gì?

Pastry Chef/ Patissier (Đầu bếp bánh)

Có thế mạnh là những món bánh bạn nên ứng tuyển vào vị trí Patissier. Công việc chính của các Pastry Chef  là làm các loại bánh mì, bánh ngọt, các loại bánh truyền thống… có hương vị ngon nhất và trang trí thật bắt mắt. hấp dẫn.

Station Chef/ Chef de Partie (Trưởng bộ phận bếp)

Trưởng bộ phận bếp là vị trí chịu trách nhiệm quản lý một bộ phận nhất định trong bếp như: trưởng bộ phận bếp bánh, trưởng bộ phận bếp lạnh… Nên sinh viên mới ra trường hiếm khi được đảm nhận vị trí này. Điều kiện để làm ở vị trí này là có kỹ năng tay nghề làm bếp cao và biết cách phân chia công việc, quản lý nhân viên. Tuy nhiên, nếu bạn đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm cần thiết và chứng minh được kỹ năng bản thân phù hợp bạn cũng có thể làm ở vị trí này.

Sous Chef (Bếp phó)

Bếp phó được xem như là những trợ thủ đắc lực của bếp trưởng. Thường là những người có dày dặn kinh nghiệm thâm niên nhiều năm trong nghề mới dám ứng tuyển vị trí này. Cũng không nhà hàng nào chấp nhận tuyển sinh viên mới ra trường làm vị trí này. Để thăng tiến trở thành bếp phó bạn phải làm việc ở những vị trí thấp hơn để tích lũy những kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho bản thân. Một bếp phó có nhiệm vụ là quan sát toàn bộ quy trình sơ chế, chế biến để đảm bảo món ăn đạt chất lượng chuẩn nhất.

Executive Chef (Bếp trưởng)

Công việc của bếp trưởng là giám sát, quản lý sao cho toàn bộ căn bếp vận hành một cách hiệu quả nhất. Đồng thời bếp trưởng là người điều hành chính trong bếp. Nên phải mất một khoảng thời gian tương đối dài để bạn có thể thăng tiến lên làm bếp trưởng nhà hàng – khách sạn. Bởi để đảm nhận được vị trí này, bạn cần có ít nhất từ 7 – 10 năm trong nghề và phải trải qua những khóa học bài bản đào tạo một bếp trưởng chuyên nghiệp.

Trên đây là những vị trí thường có trong gian bếp. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng khách sạn mà có thể một nhân viên sẽ phải đảm nhiệm nhiều vị trí. Hi vọng thông qua những chia sẻ trên bạn đã có cái nhìn đúng đắn về ngành học kỹ thuật chế biến món và biết được học kỹ thuật chế biến món ăn rà làm gì.

Có thể bạn quan tâm

Bạn đang băn khoăn có nên học quản trị khách sạn không?

Bạn đang băn khoăn có nên học quản trị khách sạn không?

Nhóm ngành dịch  vụ du lịch hiện nay đang rất phát triển. Trong đó không …