Thursday , 19 December 2024
Trang chủ » Kinh nghiệm ôn thi » Những lỗi cần tránh khi làm bài thi môn văn

Những lỗi cần tránh khi làm bài thi môn văn

Một trong những môn khiến các bạn thí sinh luôn lo sợ nhất khi đi thi chính là môn Ngữ văn. Bởi cũng giống như Lịch sử, Địa lý, Văn là một rất khó học, dài và khó nhớ. Đặc biệt, để viết được một bài văn hay thì cần phải có một tư duy phân tích, tổng hợp và kỹ năng tốt. Vì khi làm văn, có những lỗi tưởng chừng là rất nhỏ, vô hại, nhưng có thể khiến bạn bị mất điểm “vô duyên

nhung-loi-can-tranh-khi-lam-bai-van

Sử dụng ngôn ngữ nói, sai chính tả, dùng từ không chính xác

Đa số các bạn trẻ hiện nay, khi làm văn, thường hay sử dụng ngôn ngữ nói vào trong bài văn, dẫn đến việc người chấm thi đánh giá thấp kĩ năng hành văn, sự mạch lạc trong câu chữ. Trong những trường hợp không cần thiết, bạn nên hạn chế ngôn ngữ nói bằng cách lược bỏ những từ như “rằng”, “thì”, “mà”, “là”,… để tránh làm câu văn rườm rà.

Ngoài ra, trong thi cử, cũng cần tránh viết sai chính tả, hoặc sử dụng từ ngữ tùy tiện, không chính xác. Bởi các lỗi này cũng sẽ làm các bạn bị đánh giá thấp, và bị mất điểm đáng tiếc.

Viết đoạn văn quá dài

Viết một đoạn văn quá dài cũng là một lỗi thường hay gặp của các bạn thí sinh khi viết văn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng viết lan man, không có trọng tâm. Một đoạn văn dài sẽ làm cho người đọc cảm giác mệt mỏi khi đọc. Và bạn dễ bị đánh giá là không được rèn luyện cách viết văn, không hiểu đề thi, không mạch lạc và logic khi làm bài. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn nên viết đoạn văn quá ngắn, không đủ ý. Một đoạn văn hoàn chỉnh cần phải trình bày trọn vẹn được luận điểm của bạn, và tối ưu nhất là khoảng 10 – 12 dòng.

nhung-loi-can-tranh-khi-lam-bai-van-1

Chép cả đoạn thơ vào bài làm

Khi đề thi yêu cầu phân tích, nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ, khổ thơ nào đó trong chương trình đã học, thì tuyệt đối không nên đưa toàn bộ đoạn thơ hay khổ thơ đó vào bài phân tích của mình. Mà bạn nên trích dẫn từng câu, hoặc cặp thơ đó ra để phân tích. Cần tránh tình trạng bài phân tích thì sơ sài mà chép thơ thì nhiều.

Dùng đại từ nhân xưng

Đối với những bài văn nghị luận, bạn nên tránh dùng những đại từ nhân xưng mang tính cá nhân, dùng để chỉ bản thân như “tôi”, “chúng ta”, “bản thân”. Việc bạn cần làm chỉ là trình bày luận điểm của mình với những luận chứng thuyết phục người đọc, như vậy sẽ đem đến cái nhìn khách quan hơn, tránh mất điểm oan.

nhung-loi-can-tranh-khi-lam-bai-van-2

Dùng dấu câu bừa bãi

Dấu câu là một phương tiện ngữ pháp được dùng trong ngôn ngữ viết. Nó có tác dụng thể hiện ngữ điệu của câu văn, câu thơ. Ngoài ra, nó còn dùng để biểu thị sắc thái, tư tưởng, tình cảm trong bài viết. Khi viết văn, bạn cần sử dụng dấu câu một cách linh hoạt, tránh sử dụng bừa bãi để người chấm dễ đọc, dễ hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu văn. Nếu không dùng dấu câu có thể gây hiểu lầm trong ngôn từ. Còn việc sử dụng dấu câu không hợp lý sẽ dẫn đến việc sai ngữ pháp, sai nghĩa. Do đó bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng dấu câu trong bài viết của mình.

Viết tắt, sử dụng các con số

Viết tắt nhanh và tiện, nhưng khi làm văn, trong tất cả các trường hợp, bạn tuyệt đối không được phép viết tắt. Điều này sẽ làm bạn bị trừ điểm rất nặng, bởi người chấm sẽ nghĩ bạn không nghiêm túc, thiếu tôn trọng và cẩu thả trong làm bài. Ngoài ra, không nên dùng các con số để biểu thị số trong bài luận, mà phải thay thế bằng chữ cái.

 


 

Có thể bạn quan tâm

thoi-quen-xau-trong-hoc-tap-1

Những thói quen xấu cần loại bỏ trong quá trình ôn thi

Nếu đang mắc phải những thói quen xấu trong học tập dưới đây, bạn cần phải …