Đối với học sinh thi trắc nghiệm đã không còn là hình thức thi quá mới mẻ nữa. Từ những đợt thi cuối kỳ ở trường hay kỳ thi THPT quốc gia thậm chí là thi ở các bậc cao hơn cũng thường áp dụng hình thức này. Tuy nhiên, cách làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả thì không phải học sinh nào cũng biết.
Kỳ thi có thể nói mang tính quyết định chuyển giao giữa học sinh và sinh viên là kỳ thi THPT Quốc Gia. Bộ GD&ĐT có phương án tất cả các môn đều thi theo hình thức thi trắc nghiệm chỉ riêng môn ngữ văn sẽ thi tự luận. Hình thức thi trắc nghiệm đòi hỏi các thí sinh phải nắm vững kiến thức mà không tập trung vào chương hay bài nào. Đây cũng là bất lợi với nhiều thí sinh. Nhưng hay bình tĩnh tham khảo những cách làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả dưới đây nhé.
Thay đổi cách học, cách giải
Trước đây bạn phải nắm kiến thức để giải và trình bày cho đúng thứ tự từng bước. Thì nay bạn nên bỏ qua trình tự đó. Bài thi trắc nghiệm đòi hỏi bạn phải giải nhanh, ngắn gọn, kiến thức lại rộng và bao quát hơn. Bạn không thể ngồi trình bày bước 1 bước 2,… để giải nữa. Hãy chú trọng đến những mấu chốt công thức rút gọn cuối cùng để đưa ra lựa chọn nhanh nhất. Với những môn thi thiên về lý thuyết bạn nên chú ý đến những liên hệ thực tế. Xu hướng ra đề của bộ GD&ĐT thường là về liên hệ.
Đọc câu hỏi và tìm ra “keyword”
Thông thường câu hỏi sẽ có từ khóa chính và những giải thích liên quan. Tìm ra được từ khóa chính trong câu hỏi sẽ là mấu chốt để bạn có được lời giải. Từ khóa trong câu hỏi giúp bạn định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy.
Tự trả lời trước khi đọc đáp án
Sau khi đọc xong câu hỏi bạn nên tự trả lời trước khi nhìn vào đáp án. Đặc biệt với hình thức thi trắc nghiệm những đáp án được đưa ra thường rất giống nhau. Nếu đọc câu hỏi xong mà bạn xem luôn đáp án trả lời bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa các đáp án.
Phân bổ thời gian phù hợp không được bỏ trống đáp án
Nhận được đề thi bạn nên đọc hết một lượt tất cả các câu hỏi. Câu hỏi nào biết và chắc chắn về đáp án nên khoanh ngay vào phiếu trả lời. Sau khi những câu hỏi trong khả năng đã được khoanh hết thì bạn chọn đến những câu đơn giản làm trước. Vì bài thi trắc nghiệm nên các câu hỏi đều có thang điểm như nhau nên hãy chắc chắn rằng mình có điểm. Chú ý phân bổ thời gian hợp lý để không bỏ sót câu hỏi nào. Nếu chưa biết đáp án hãy phỏng đoán.
Mẹo “khoanh bừa”: Trong đề thi không còn câu nào bạn có thể giải được chắc chắn bạn sẽ phải khoanh liều cho kín bài. Một bài thi trắc nghiệm sẽ gồm 4 đáp án A, B, C, D. Tương ứng sẽ chia đều 25% số điểm cho mỗi đáp án. Bí quyết khoanh liều là hãy đếm số lượng tất cả các đáp án bạn làm được. Đáp án nào làm được ít nhất hãy khoanh tất cả câu hỏi còn lại đáp án đó. Chắc chắn cộng thêm những phương án bạn làm được 2,5 điểm trong bài thi đã là của bạn.
Sử dụng hiệu quả phương pháp loại trừ
Câu trả lời gồm 4 đáp án, sẽ có những đáp án thường hiển nhiên là sai. Thay vì đi tìm phương án đúng hãy thử tìm phương án sai trong câu trả lời. Cố gắng loại trừ càng nhiều phương án sai càng tốt. Nếu đã không thể loại trừ được phương án sai nữa hãy phỏng đoán xem đâu là đáp án tin cậy hơn.
"Trăm hay không bằng tay quen"
Trước sự thay đổi đột ngột rất khó để có thể quen ngay. Do đó hãy cố gắng rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Từ những bài thi năm trước hay những đề thi do thầy cô ra bạn sẽ biết được mình thường gặp lỗi gì và nên tránh nên làm sao cho hợp lý.
Những cách làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả này sẽ giúp bạn là bí kíp vượt qua kỳ thi sắp tới. Yếu tố tâm lý cũng rất dễ ảnh hưởng đến kết quả thi. Thay vì mang tâm trạng lo lắng về đề thi và hình thức thi. Hãy tập trung ôn luyện, bình tĩnh, chủ động làm bài để đạt hiệu quả. Chúc bạn có một kỳ thi đạt kết quả tốt với những mẹo này !