Tuesday , 14 May 2024
Trang chủ » Kinh nghiệm ôn thi » Chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi thi đại học

Chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi thi đại học

Có rất nhiều trường hợp học sinh giỏi, nắm vững kiến thức nhưng cuối cùng kết quả thi đại học lại không cao, thậm chí "trượt vỏ chuối". Nhiều người lý giải "học tài thi phận", nhưng thực tế thì nguyên nhân chính là do yếu tố tâm lý của thí sinh.

Bên cạnh kiến thức thì điều quan trọng nhất chi phối kết quả làm bài của một thí sinh chính là yếu tố tâm lý. Kiến thức vững vàng, nhưng tâm lý bất ổn, lo lắng, thiếu tự tin, áp lực quá lớn… thì rất khó có thể phát huy được năng lực tư duy, sự tập trung và trí nhớ vào bài thi.

Chính vì thế, ngoài viện ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài, các bạn cũng cần củng cố tinh thần, ổn định tâm lý thật tốt trước khi chính thức bước vào phòng thi đại học.

tam-ly-thi-cu2

Giảm áp lực thi cử

Áp lực thi cử là một trong những yếu tố chính làm ảnh hưởng tới tâm lý của thí sinh. Đây là trạng thái đặt nặng vấn đề kết quả, thành tích dẫn tới cảm giác gánh nặng, hoang mang, thậm chí lo sợ sẽ bị kết quả không tốt.

Theo kinh nghiệm của những người đi trước và những người làm việc lâu năm trong ngành giáo dục thì trước khi chính thức bước vào kỳ thi khoảng 2 tuần, các bạn cần giảm dần cường độ học ôn nhằm cân bằng tâm lý và duy trì sự tỉnh táo, tập trung trong tư duy.

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày

Thiếu ngủ là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của thí sinh khi bước vào mùa thi cử, mùa tuyển sinh. Càng gần ngày thi, các bạn càng ngủ ít hơn với mục đích thức khuya dậy sớm, tranh thủ ôn bài, hoặc cũng có bạn vì tâm lý lo lắng, căng thẳng mà mất ngủ.

Thực tế, thức khuya dậy sớm chưa hẳn đã khiến bạn học được nhiều hơn, tiếp nhận được nhiều kiến thức hơn, mà nó dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể, giảm sức tập trung và khả năng tư duy của não bộ.

tam-ly-thi-cu

Bạn có ngồi ôm sách vở 8 tiếng một ngày mà trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, thì cũng không hiệu quả bằng người chỉ học một tiếng nhưng tập trung tối đa năng lực tư duy, ghi nhớ… 

Do đó, càng gần đến kỳ thi bạn càng cần phải chú ý tới chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ của bản thân. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp giữ cho sức khỏe và tinh thần ổn định, tránh tình trạng kiệt sức vì học hành, hay sinh bệnh tới nỗi không tham dự kỳ thi được.

Giữ tinh thần lạc quan trong quá trình ôn luyện và thi cử

Mỗi khi kỳ thi đại học kết thúc, chúng ta lại phải nghe hàng loạt tin tức chua xót về các trường hợp thí sinh tự tử vì kết quả thi không như ý, vì thiếu điểm. Cho tới thời điểm này, vẫn còn có những gia đình đặt gánh thành tích lên con cái, cho rằng việc con thi trượt đại học là điều đáng xấu hổ, là mất hết tương lai. Hay vẫn còn những bạn trẻ nghĩ rằng trượt đại học là thua chúng bạn, là hỏng đường công danh sự nghiệp… rồi mất hi vọng vào cuộc sống và đi đến quyết định đau lòng.

Để tránh những trường hợp thương tâm, nhà trường, gia đình, bản thân các em và toàn xã hội cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò của cánh cổng trường đại học đối với tương lai, vận mệnh của mỗi người.

Kiến thức quan trọng, song đại học không phải là con đường duy nhất để thành công. Trong suốt quá trình ôn luyện và thi cử, các bạn cần giữ tinh thần lạc quan, nhắc nhở bản thân rằng kỳ thì đại học này chỉ là một thử thách nhỏ trên chặng đường dài của cuộc đời. Chỉ cần cố gắng, nỗ lực hết mình thì dù kết quả như thế nào cũng không có gì để hối tiếc. Nếu chẳng may trượt đại học, vẫn có thể dành thời gian ôn luyện cho kỳ thi năm sau hoặc có thể đi học cao đẳng, trung cấp hay học nghề.

Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều người thành công, trở thành tỉ phú, thành niềm ngưỡng mộ của toàn thế giới mà không có bằng đại học. /.

Có thể bạn quan tâm

thoi-quen-xau-trong-hoc-tap-1

Những thói quen xấu cần loại bỏ trong quá trình ôn thi

Nếu đang mắc phải những thói quen xấu trong học tập dưới đây, bạn cần phải …