Tuesday , 14 May 2024
Trang chủ » Kinh nghiệm ôn thi » Phương pháp Kaizen trong học tập: Bí quyết giúp bạn học và ôn thi hiệu quả

Phương pháp Kaizen trong học tập: Bí quyết giúp bạn học và ôn thi hiệu quả

Để học tập và ôn thi hiệu quả, bạn cần phải tìm ra cho mình một phương pháp học tập khoa học và hiệu quả, giúp bạn học nhanh hơn, kiến thức được nắm vững. Trong đó, Kaizen là một phương pháp tối ưu mà bạn nên thử áp dụng.

phuong-phap-kaizen-trong-hoc-tap-bi-quyet-giup-ban-hoc-va-on-thi-hieu-qua

Kaizen là một phương pháp học tập bắt nguồn từ Nhật Bản, và nhận được nhiều sự quan tâm rộng rãi trên thế giới. Kaizen theo triết tự từ là sự kết hợp giữa “Kai” và “Zen”. Kai nghĩa là “thay đổi”, “cải tiến” và Zen nghĩa là “tốt đẹp hơn”. Vì vậy, Kaizen có thể hiểu là “Thay đổi để tốt hơn”.

Kaizen là phương pháp có thể áp dụng được hiệu quả trong mọi mặt của cuộc sống: công việc, học tập, quan hệ gia đình, bạn bè,… Đối với học tập, sử dụng phương pháp này sẽ giúp các bạn học nhanh, nhớ lâu và hiệu quả, mang đến sự hứng thú trong việc học.

Yếu tố cơ bản của phương pháp Kaizen

Kaizen là những thay đổi nhỏ trong vấn đề cần giải quyết: Khi bạn gặp phải một vấn đề lớn trong cuộc sống hàng ngày và không biết phải giải quyết thế nào, bắt đầu từ đâu, bạn hãy chia chúng ra thành các phần nhỏ rồi đi vào giải quyết từng phần.

Nếu chia một lần vẫn chưa tìm thấy hướng giải quyết thích hợp, thì bạn có thể tiếp tục chia lần 2, lần 3… đến lúc tìm được hướng giải quyết vấn đề. Việc chia nhỏ này đòi hỏi bạn cần phải tư duy, suy nghĩ để có thể chia một cách hợp lý, không làm vấn đề trở nên phức tạp hơn.

phuong-phap-kaizen-trong-hoc-tap-bi-quyet-giup-ban-hoc-va-on-thi-hieu-qua-1

Kaizen là liên tục, liên tục không ngừng: Điều này có nghĩa là những thay đổi nhỏ phải được làm liên tục, có sự kết nối không bị ngắt quãng. Bởi nếu không muốn bị mất thời gian quá nhiều để giải quyết vấn đề, thì bạn cần giải quyết thật nhanh và liên tục những vấn đề nhỏ được chia ra.

Tóm lại, việc sử dụng phương pháp kaizen sẽ giúp chúng ta có thể giải quyết những vấn đề lớn một cách hiệu quả. Bởi việc chia nó ra thành các vấn đề nhỏ sẽ giúp giải quyết một cách dễ dàng, nhanh gọn mà không mang đến cảm giác sợ hãi khi thực hiện.

Phương pháp Kaizen được áp dụng trong học tập

Một ngày một câu hỏi

Đây là phương pháp rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Bởi trong cơ thể người, não là một bộ phận đặc thù, luôn bị kích thích bởi các mệnh đề, câu hỏi cần tìm hướng để giải quyết. Vì vậy, hãy đặt ra cho mình thật nhiều câu hỏi, bởi làm như vậy bạn sẽ kích thích được trí não của mình.

Tuy nhiên, thay vì đặt những câu hỏi trừu tượng, chung chung thì bạn nên đặt ra những câu hỏi nhỏ, đơn giản và cụ thể. Ví dụ: Làm thế nào để tập trung nghe giảng? Làm sao chịu khó làm bài tập?

Hành động liên tục

Lý thuyết dù hay đến đâu nếu không thực hiện thì cũng chỉ là lý thuyết. Vì vậy bạn cần phải bắt tay vào hành động ngay khi đã đặt ra vấn đề. Việc hành động liên tục sẽ giúp não bộ bạn phát triển, hoạt động hiệu quả và bền hơn khi xuất hiện những áp lực.

Ngoài ra, trong học tập, khi đã được nghe giảng các kiến thức trên lớp, bạn nên sử dụng những kiến thức đó ngay. Bằng cách áp dụng vào thực tế, hay thử làm các bài tập liên quan đến nó, như vậy bạn sẽ nắm chắc và hiểu được vấn đề hơn.

phuong-phap-kaizen-trong-hoc-tap-bi-quyet-giup-ban-hoc-va-on-thi-hieu-qua-2

Đơn giản hóa vấn đề

Như đã nói ở trên, Kaizen là chia nhỏ hay đơn giản hóa cá vấn đề. Vì vậy khi giải quyết một vấn đề nào đó, bạn không nhất thiết phải hấp tấp, nôn nóng giải quyết nó. Mà hãy xem xét trên cả quá trình và làm nó một cách từ từ, chia ra từng phần một. Ví dụ: đối với các môn như lý, hóa, toán, văn mỗi môn thường có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau. Thay vì học hết toàn bộ qua sách vở một cách cứng nhắc khiến bạn khó có thể nhớ. Bạn nên vận dụng chúng trong các vấn đề thực tế hàng ngày, hoặc qua hình ảnh, âm thanh. Điều này sẽ giúp bạn nhớ lâu và chính xác hơn.

Kế hoạch chi tiết

Để có thể học tập hay làm việc một cách hiệu quả, bạn cần lên cho mình một kế hoạch thật chi tiết về thời gian học, thứ tự ưu tiên cho từng môn thi. Và bạn nên kiểm tra lại từng tuần, xem mình đạt được bao nhiêu % như kế hoạch để có sự điều chỉnh hợp lý, nhằm đạt được kết quả học và ôn cao nhất.

Cần cù chịu khó

Khi thất bại, đừng nản lòng mà bạn hãy làm đi làm lại nó thật nhiều lần. Những kinh nghiệm rút ra được sẽ là các bài học quý báu dành cho bạn, và khi thành công đến nó sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều.

Hãy tự thưởng

Khi bạn đã hoàn thành, giải quyết tốt vấn đề của mình, hãy tự thưởng cho mình một cái gì đó. Nó không chỉ làm bạn xua tan đi stress mà còn tạo động lực giúp bạn hoàn thành các công việc tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

thoi-quen-xau-trong-hoc-tap-1

Những thói quen xấu cần loại bỏ trong quá trình ôn thi

Nếu đang mắc phải những thói quen xấu trong học tập dưới đây, bạn cần phải …